Ngân hàng

Ngân hàng: Những cuộc cạnh tranh khốc liệt

Sự phát triển và ra đời của nhiều ngân hàng đã tạo ra những cuộc cạnh tranh khốc liệt để dành thị phần ngày càng lớn. Thế nhưng cuộc cạnh cạnh tranh này cần phải có sự cạnh tranh công bằng , chất lượng . Nhất là trong sự chuyên nghiệp hoạt động và thái độ ứng xử của nhân viên với khách hàng đóng vai trò quan trọng. Đây cũng là chủ đề mà chúng tôi muốn nói đến ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Tranh giành thị phần giữa các ngân hàng trở thành cuộc chiến khốc liệt

Sự ra đời và phát triển của hàng loạt ngân hàng đã tạo nên ” làn sóng” tranh giành thị phần giữa các ngân hàng hàng với nhau. Đây được xem là những cuộc chiến khốc liệt để có thể có một vị trí vững chắc trong thời đại kinh tế này. Ai cũng nghĩ rằng, những giám đốc ngân hàng, những người làm bên lĩnh vực ngân hàng đều có một mức lương cao, lý tưởng.

Thế nhưng trên thực tế không như bạn nghĩ, đã có một khoảng thời gian kinh tế nước ta rơi vào khó khăn, khủng hoảng nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như mức thu nhập của các nhân viên làm ngân hàng. ” Lương càng ngày càng thấp, tiền lương không có , chính sách dành cho nhân viên kém đi” – Một chia sẻ của một cán bộ làm việc tại ngân hàng Agribank.

Cũng có nhiều trường hợp nhân viên làm ăn ” bố láo”, cạnh tranh không lành mạnh nên rơi vào các vòng lao lý của pháp luật. Để có một bản cáo đẹp, nhiều nhân viên ngân hàng đã cùng với khách hàng đã thực hiện các thủ tục không đúng với quy định, và cùng nhau tìm cách trục lợi, cho vay thật nhiều để rồi không đòi được nợ và không thể thu hồi vốn, gây tổn hại đến cơ quan, sự phát triển ngân hàng mình.

ngan-hang-nhung-cuoc-canh-tranh-khoc-liet

Kinh tế khó khăn kết hợp với sự phát triển và ra đời của nhiều ngân hàng tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt

Để có thể lôi kéo khách hàng về mình, không ít ngân hàng đưa ra những chính sách tốt hơn để có thu hút các khách hàng tiềm năng. Chính sách này đã được thực hiện cách đây gần 10 năm rồi, đặc biệt khi các ngân hàng nhà nước bắt đầu chuyển thành cổ phần hóa. Đặc biệt những năm nay, cuộc đua này trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết.

Các ngân hàng đua nhau đưa ra các chính sách, chiêu thức cạnh tranh để có thể thu hút nhiều khách hàng tiềm năng về mình, càng nhiều càng tốt. Với những ngân hàng nhà nước họ thực hiện chính sách xin giãn để cạnh tranh, với những ngân hàng thương mại học lại dùng chính sách thủ tục vay mượn, đáo hạn đơn giản, nhanh gọn . Ngân hàng thương mại cạnh tranh với các ngân hàng nhà nước, bằng cách đánh vào nhu cầu của khách hàng, họ tung ra chính sách cho vay nhiều tiền hơn so với tài sản thế chấp với một con số nhất định.

Trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, một trưởng phòng của chi nhánh ngân hàng agribank chia sẻ: ” Ngân hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn, thu nhập không được như những năm trước. Vì vậy mà chi nhánh bị cắt đi rất nhiều thứ. Chế độ dành cho nhân viên không được như trước, lương bị giảm đáng kể.

Bởi vậy, họ phải làm thế nào để có thể kêu gọi các doanh nghiệp, các khách hàng tiềm năng gửi tiền vào ngân hàng để tăng doanh số.” Với thực trạng hiện nay, thì việc tranh giành khách hàng tiềm năng giữa các ngân hàng là chuyện bình thường, họ phải tung ra những chiêu cạnh tranh để có thể lôi kéo khách hàng về mình. Tạo nên những cuộc chiến khốc liệt. Với những ngân hàng nhà nước họ lấy lợi thế vốn để cạnh tranh, với những ngân hàng thương mại họ lấy lợi thế về thủ tục.

ngan-hang-nhung-cuoc-canh-tranh-khoc-liet

Hiện nay các ngân hàng lấy chất lượng phục vụ, sự chuyên nghiệp và thái độ phục vụ để cạnh tranh với nhau

Lấy sự chuyên nghiệp, quà tặng, chính sách đãi ngộ, thái độ phục vụ khách hàng là một trong những chiêu thức lôi kéo khách hàng . ” Không giống như các ngân hàng, khi vào các ngân hàng như: Techcombank , Sacombank chế nó tốt hơn hẳn. Chưa nói đến cách phụ vụ cũng như sự làm việc chuyên nghiệp của họ. Đến là thích chứ không như trước, đến phải chờ còn phải nhìn mặt nhân viên ” – P.Thảo ( Học sinh cấp  3 tại Hà Nội) chia sẻ.

Với dự phát triển cũng như quy mô của nhiều ngân hàng như hiện nay, thì không tránh khỏi các cuộc chiến tranh giành thị phần , tạo nên một không khí căng thẳng. Trước kia hầu hết các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng lãi suất khi vay, gửi tiền vào ngân hàng. Tạo nên sự cạnh tranh không cân sức, tạo một khoảng cách lớn.Thế nhưng hiện nay đã có sự thay đổi, lấy chất lượng phục vụ và sự chuyên nghiệp, thái độ phục vụ khách hàng để tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về chủ đề: Ngân hàng: Những cuộc cạnh tranh khốc liệt, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Mong rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn, về cuộc chiến giành thị phần giữa các ngân hàng hiện nay như thế nào.

Rate this post