Giáo Dục

Giải đáp: Học sinh bao nhiêu tuổi được đi xe đạp điện?

Xe đạp điện là phương tiện phổ biến khi tham gia giao thông. Vậy học sinh bao nhiêu tuổi được đi xe đạp điện? Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm thấy lời giải để có thể tham gia giao thông đúng pháp luật và đảm bảo an toàn nhất, hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Mục Lục

Tìm hiểu thông tin về xe đạp điện

Xe đạp điện là một trong những phương tiện ưu thích của nhiều người, nó có ngoại hình khá nhỏ gọn, hỗ trợ người điều khiển, tiết kiệm điện, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Cấu tạo chủ yếu của xe đạp điện gồm có khung sườn tạo điểm tựa cho toàn bộ xe, vỏ bên ngoài, phanh xe trước sau, đèn xi nhan, yên xe, hệ thống còi xe, bộ giảm sóc, bánh xe và lốp săm xe, hệ thống điện vận hành,…

Tìm hiểu thông tin về xe đạp điện

Để xe đạp điện có thể vận hành cần có sự hoạt động của hệ thống điện vận hành bao gồm:

  • Bình ắc quy: Bộ phận này cung cấp năng lượng giúp xe vận hành, thường các xe đạp điện trên thị trường sử dụng loại ắc quy axit chì hoặc pin lithium.
  • Tay ga: Bộ phận tay ga làm từ mảnh nam châm vĩnh cửu, thông qua tín hiệu nam châm và điều chỉnh từ người điều khiển, giúp cho tốc độ xe hoạt động hiệu quả.
  • Ổ khóa điện: Bộ phận này có chức năng bật tắt hệ thống đèn chiếu sáng, màn hình hiển thị, còi xe, xi nhan và cung cấp điện cho IC để nổ máy duy trì hoạt động của xe đạp điện.
  • IC điều tốc: Đây là bộ xử lý thông minh, tối ưu cho xe vận hành một cách hiệu quả và an toàn.
  • Động cơ: Chức năng chính của động cơ là tạo ra mô men quay cho bánh xe, giúp cho xe di chuyển và duy trì hoạt động.
  • Đổi nguồn: Đây là một mạch giảm áp giúp cho dòng điện biến đổi từ 48V hay 60V thành dòng 12V phù hợp với các bộ phận của xe như đèn hoặc xi nhan hoạt động ổn định.
  • Công tắc ngắt phanh điện: Bộ phận này hoạt động theo cơ chế bóp phanh sẽ ngắt dòng điện đến IC, báo cho IC giới hạn ga tối đa xe đã đạt được.

Đọc thêm: Tìm hiểu 4 mức đánh giá học sinh tiểu học mới nhất

Học sinh bao nhiêu tuổi được đi xe đạp điện?

Xe đạp điện có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.

Trong Luật giao thông đường bộ tại điểm 19 Điều 3 quy định xe đạp điện không phải là xe gắn máy mà được áp dụng là loại xe thô sơ. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Vậy học sinh bao nhiêu tuổi được đi xe đạp điện? Dựa trên các Quy định, Bộ luật và Nghị định có thể kết luận rằng hiện tại chưa có văn bản nào của chính phủ về việc quy định độ tuổi sử dụng xe đạp điện tại Việt Nam. Xe đạp điện là xe thô sơ và các bạn học sinh hoàn toàn được tự do lựa chọn làm phương tiện di chuyển dựa trên nhu cầu sử dụng mỗi ngày.

Xem thêm: Cấp 2 học sinh khá có được giấy khen không?

Một số quy định khi điều khiển xe đạp điện

Theo như luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định đối với cả người điều kiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều sẽ phải đội mũ bảo hiểm và bắt buôc cài quai đúng quy cách. Cùng với đó thì theo điều luật được bổ sung đầu năm 2018 đối với các đối tượng như với học sinh, sinh viên, đặc biệt là đối với học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe đạp điện sẽ phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe điện.

Bên cạnh đó những lưu ý dưới đây người điều khiển xe đạp điện cần chú ý:

  • Không được dàn hàng ngang 2, 3 khi di chuyển bằng xe điện hay
  • Không được đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc các phương tiện khác
  • Không sử dụng xe điện để kéo, đẩy xe khác

Các mức phạt đối với các lỗi sử dụng xe đạp điện

Khoản 19 điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (gọi tắt là xe thô sơ) bao gồm xe đạp (trong đó có xe đạp điện).

Như vậy, theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, các lỗi vi phạm an toàn giao thông sau của xe đạp điện sẽ có mức phạt như sau:

  • Điều khiển xe đạp điện dàn hàng ngang từ 3 trở lên có mức phạt từ 80.000 đến 100.000 nghìn đồng.
  • Điều khiển xe đạp điện buông cả hai tay, chuyển hướng đột ngột trước đầu xe cơ giới đang chạy sẽ bị phạt từ 100.000 đến 200.000 nghìn đồng.
  • Người điều khiển xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm vi phạm pháp luật thì mức phạt từ 400.000 đến 500.000 nghìn đồng.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp thắc mắc Học sinh bao nhiêu tuổi được đi xe đạp điện? Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc nắm rõ thông tin. Bạn đọc hãy thường xuyên truy cập chuyên mục này để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Rate this post
hanhthuy

Share
Published by
hanhthuy

Recent Posts

Tìm hiểu 4 mức đánh giá học sinh tiểu học mới nhất

Đánh giá học sinh tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng, nó đo…

2 ngày ago

Góc giải đáp: Cấp 2 học sinh khá có được giấy khen không?

Cấp 2 học sinh khá có được giấy khen không? Đây là một trong những…

3 ngày ago

Học sinh khá là gì? Điều kiện xếp loại học sinh khá bậc THCS, THPT

Việc xếp loại học lực là một phần quan trọng để đánh giá quá trình…

3 ngày ago

Góc giải đáp: Học sinh tiên tiến là học sinh gì?

Học sinh tiên tiến là học sinh gì? Học sinh tiên tiến có giấy khen…

4 ngày ago

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2024 cần điều kiện gì?

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn luôn tự hào là một trường dẫn đầu…

2 tháng ago

Tìm hiểu điều kiện xét tuyển Cao đẳng Y dược Sài Gòn

Lựa chọn học Cao đẳng Y dược trong những năm gần đây đang là xu…

3 tháng ago