Ra đời cùng với sự phát triển của nền Y học hiện đại, ngành Phục hồi chức năng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong công tác khám chữa bệnh. Vậy tốt nghiệp ngành Phục hồi chức năng ra trường làm gì? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục Lục
Trong những ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế hiện nay thì ngành Phục hồi chức năng chính là ngành đào tạo được nhiều bạn trẻ quan tâm nhất hiện nay. Theo chia sẻ của ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì ngành Dược và ngành Phục hồi chức năng chính là 2 ngành học thu hút thí sinh đăng ký xét tuyển nhiều nhất tại trường.
Có thể thấy, hầu hết tất cả các cơ sở đào tạo Y Dược trong cả nước đang có xu hướng mở rộng đào tạo ngành Phục hồi chức năng, đặc biệt là đối với hệ Cao đẳng. Nếu như các trường Đại học luôn có điểm chuẩn ngành Phục hồi chức năng tương đối cao thì đăng ký xét tuyển vào hệ Cao đẳng sẽ giúp cho các bạn xua tan được nỗi lo về điểm chuẩn. Chính vì thế, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển Cao đẳng Phục hồi chức năng đang không ngừng tăng lên trong các đợt tuyển sinh.
Một trong những lý do khiến cho ngành Phục hồi chức năng được nhiều bạn thí sinh quan tâm chính là vì đây là một ngành học tiềm năng, sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm.
Đối với bất kỳ một ngành học nào thì vấn đề cuối cùng mà các thi sinh quan tâm chính là việc làm sau khi tốt nghiệp. Đối với ngành Phục hồi chức năng cũng không ngoại lệ, hầu hết tất cả những thí sinh đăng ký xét tuyển ngành học này đều quan tâm đến vấn đề này. Vậy học ngành Phục hồi chức năng ra trường làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Phục hồi chức năng, các bạn sinh viên sẽ có đầy đủ lượng kiến thức cùng với kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng được những công việc như:
Ngoài ra, Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng cũng chính là người chịu trách nhiệm kiểm tra và bảo quản thiết bị máy móc tại nơi làm việc và theo dõi tình trạng của bệnh nhân. Trên đây chính là những công việc cơ bản nhất của một Kỹ thuật viên Phục hồi chức năng.
Khi bản thân đã đáp ứng được những công việc nêu trên thì các bạn sẽ hoàn toàn có thể đảm nhận được các công việc chuyên môn tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương. Các bạn cũng có thể làm công việc nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có đào tạo ngành Phục hồi chức năng.
Về vấn đề việc làm của ngành Phục hồi chức năng: Sau khi tốt nghiệp ngành Phục hồi chức năng, các bạn sinh viên có thể làm việc tại những trường học chuyên biệt dành cho trẻ bị khuyết tật, các trung tâm phục hồi chức năng, những dự án của chính phủ hoặc phi chính phủ liên quan đến hỗ trợ người khuyết tật, người tàn tật hay có thể làm việc tại những trung tâm huấn luyện thể dục thể thao.
Các bạn sinh sinh sẽ không cần lo lắng quá về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp ngành phục hồi chức năng vì cơ hội việc làm của ngành nghề này đang ngày càng rộng mở hơn.
Tùy thuộc vào trình độ bằng cấp, vị trí công việc mà mức lương của ngành Phục hồi chức năng sẽ có sự khác nhau. Cụ thể những yếu tố quyết định đến mức lương ngành Phục hồi chức năng như sau:
Phục hồi chức năng được đánh giá là ngành có mức lương rất cao, nằm trong TOP những ngành nghề có mức lương hấp dẫn nhất hiện nay. Không những thế, các bạn còn có thể nhận được khoản tiền trợ cấp làm thêm giờ cùng với những thu nhập khác. Mức thu nhập hấp dẫn cũng chính là điều khiến cho nhiều bạn trẻ quan tâm đến ngành học này.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp các bạn có thể hiểu được ngành Phục hồi chức năng làm gì sau khi tốt nghiệp cùng với những thông tin khác liên quan đến ngành nghề này để các bạn trẻ có thể đưa ra được quyết định lựa chọn cho tương lai của bản thân. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi.
Học sinh yếu có được lên lớp không? Học lực yếu có được hạnh kiểm…
Nắm rõ cách xét điểm xếp loại học lực cấp 2 sẽ giúp các bạn…
Xe đạp điện là phương tiện phổ biến khi tham gia giao thông. Vậy học…
Đánh giá học sinh tiểu học có vai trò vô cùng quan trọng, nó đo…
Cấp 2 học sinh khá có được giấy khen không? Đây là một trong những…
Việc xếp loại học lực là một phần quan trọng để đánh giá quá trình…